KỸ NĂNG MỚI

kỹ năng mới - nơi chia sẻ những kỹ năng,khóa học miễn phí,tài liệu... giúp bạn phát triển kỹ năng và học free mọi thứ trên đời. kynangmoi.net - bạn cần học gì - chúng tôi có free.

Tìm kiếm

Kênh TikTok

Trang

Tìm kiếm Blog này

Monday, January 13, 2025

SỨC MẠNH CỦA SỰ THÍCH NGHI

  

SỨC MẠNH CỦA SỰ THÍCH NGHI 

🔎 Trong cuộc đời, có lẽ không ít lần bạn sẽ phải đối diện với sự thay đổi. Một số có thể là những thay đổi to lớn:

- Kết hôn 

- Sinh con 

- Khởi nghiệp 

- Cải thiện thói quen ăn uống 

- Kết thúc một mối quan hệ 

- Mất đi một người thân yêu 

- Vào đại học 

- Chuyển nhà và có một khởi đầu mới 

- ....


Làm thế nào để thích nghi nhằm sẵn sàng đón nhận bất kỳ thay đổi nào ta gặp phải, dù lớn hay nhỏ? 


👉 Hiểu đúng về Khả Năng Thích Nghi.


Nói vắn tắt, sự thích nghi là khả năng bạn chuyển đổi theo một hướng cụ thể vào bất kỳ thời điểm nào. Điều này ám chỉ về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm hay tâm linh. 

- Thích nghi là tinh thần sẵn sàng học hỏi, phạm sai lầm và học hỏi hơn nữa. 

- Thích nghi là khả năng thu thập đủ lượng phản hồi cần thiết để thực hiện những chỉnh sửa hoặc thay đổi hành vi của bản thân, nhằm tạo ra kết quả tích cực và hiệu quả. 


Khi lớn chúng ta tiếp cận tình huống mới với một hệ thống định kiến, gồm những gì ta cho là khả thi. Định kiến này có thể xuất phát từ các trải nghiệm cá nhân, trải nghiệm của người khác, hay đơn giản là từ những niềm tin sai lầm. 


Sau đó ta hình thành các quy luật về những gì sẽ xảy ra dựa trên những niềm tin này, và những quy luật đó thường ảnh hưởng đến các lựa chọn và hành động của ta. 


Dù là thay đổi chế độ ăn, bắt đầu một mối quan hệ hay nhận công việc mới, ta đều tiếp cận từng hoàn cảnh với một hệ thống những kỳ vọng, đòi hỏi và mong muốn. 

- Kỳ vọng: điều ta cho là sẽ xảy ra 

- Đòi hỏi: điều ta thực sự cần xảy ra 

- Mong muốn: điều ta muốn xảy ra 


Sức mạnh để thích nghi với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống nằm ở việc nắm rõ những kỳ vọng, đòi hỏi và mong muốn của ta thực sự là gì. 


Tất cả nằm ở việc thu hẹp khoảng cách giữa nguy cơ ta thấy được khi sự việc đang thay đổi và cơ hội ta muốn nắm bắt từ các nguy cơ ấy. 


👉 Lý Do Khiến Ta Đôi Khi Thích Nghi Rất Kém 


Vùng thoải mái ngọt ngào đó giúp ta giảm stress, lo âu và ngăn không cho ta mạo hiểm. Trên thực tế, điều này không hoàn toàn xấu vì thỉnh thoảng ta cần đến vùng thoải mái của mình (những món ăn quen thuộc như món súp vào một ngày lạnh lẽo chẳng hạn). 


Vốn không có gì sai nếu bạn cảm thấy ổn khi sống trong vùng thoải mái cả đời. Nó an toàn, đảm bảo và tôi không thể trách bạn được. Thực chất bạn có thể dừng đọc tại đây nếu muốn. Phần còn lại chắc không mấy hữu ích cho bạn. 


Tuy nhiên, nếu bạn đang có ý định liên tục phát triển, thử thách bản thân và trải nghiệm một chút cảm giác khó chịu thì xin hãy đọc tiếp. 


Đối với bất kỳ ai muốn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, thứ bạn cần là khả năng đón nhận những điều không chắc chắn, vốn xuất hiện khi ta bước ra khỏi vùng thoải mái và tập thích nghi với thay đổi. 


👉 Làm Thế Nào Để Dễ Thích Nghi Hơn 


Bạn đã biết rõ về vùng thoải mái, vốn an toàn, yên ổn, vô lo, quen thuộc, dễ dàng và đáng tin cậy. Trong đó có đầy ắp những món ngon mẹ nấu, chiếc giường ấm áp với cái gối yêu quý của bạn. 


Xung quanh vùng thoải mái là những nơi như: 

- Vùng Học Hỏi: Đây là nơi mà những ước mơ, hoài bão và mục tiêu của bạn vui vẻ rong chơi. Nơi đây có sự kích thích, đôi khi một chút nguy hiểm, thử thách, đầy ắp cơ hội và khả năng. 

- Vùng Hoảng Loạn: nằm ngay bên ngoài Vùng Học Hỏi. Đây là nơi sự nản chí, mệt mỏi, lo âu và stress tấn công bạn. Nó giống như khi kẻ xấu tụ tập mà nếu không có việc gì cần thì bạn hoàn toàn không muốn đến. 

- Vùng Phép Màu: nằm ngay bên ngoài Vùng Hoảng Loạn. Đây là một mảnh đất huyền bí mà không ai thực sự biết rõ. Bạn nghe lời đồn đại về sự tuyệt vời của nó nhưng không ai thực sự đã gặp được người từng đặt chân đến đó. 


Khoa học thực nghiệm nói rằng ta nên không ngừng tìm cách để bác bỏ chính mình, nhằm tìm ra những nguyên lý, giải pháp, kết quả tốt đẹp và hữu ích hơn. 


Nắm rõ các quy tắc là điều quan trọng, nhưng biết khi nào nên phá vỡ nó thì thậm chí còn quan trọng hơn.


Henry Ford, cha đẻ của ô-tô hiện đại, nhà sáng lập Ford Motor Company và là người đã nghĩ ra cách lắp ráp theo dây chuyền, là nhà lãnh đạo doanh nghiệp cực kỳ độc đáo. Ông đã thách thức thời bấy giờ (và các nhà đầu tư) bằng việc quyết tâm sản xuất ô-tô giá rẻ cho thị trường đại chúng. Ông trả lương nhân viên cao hơn rất nhiều so với mức lương thông thường ở thời điểm ấy, tạo ra thứ ông gọi là “động lực lương bổng”, nhờ đó thu hút và giữ được một lực lượng lao động hùng mạnh. Là người ủng hộ “chủ nghĩa tư bản phúc lợi”, Ford quan tâm về đời sống nhân viên nhiều đến lạ thường, ông đòi hỏi họ phải sống theo quy tắc được “Ban Xã hội học” do ông đề ra, vốn kiểm soát cách nhân viên sử dụng khoảng thời gian rỗi. Chiến lược mạo hiểm của ông sinh lợi, và Ford Motor Company đã giúp phác họa nên bức tranh đô thị thời hiện đại…


👉  “Sinh vật sống sót không phải sinh vật khỏe nhất hay thông minh nhất mà sinh vật ứng phó với biến đổi giỏi nhất.” - Charles Darwin 


Mọi tình huống hiếm khi có kết cục hoàn hảo, nhưng bạn có thể tạo ra những trải nghiệm thú vị hơn cho bản thân bằng cách áp dụng sức mạnh từ sự thích nghi. 


Chúng ta là sinh vật không ngừng tiến hóa. Đừng chống lại điều đó mà thay vì vậy, hãy đón nhận nhiều thay đổi, trải nghiệm và những bài học mà ta đang học hỏi mỗi ngày. Hãy giải phóng mọi giới hạn mà bạn đã đặt ra cho chính mình. Có vô vàn tấm gương làm được các việc phi thường và vượt qua các thử thách lớn. Nếu nhìn vào những gì bạn đã trải qua, tôi chắc rằng bạn cũng sẽ tìm thấy một vài chiến tích của riêng mình. 


Powered by Blogger.

🙏 ỦNG HỘ CHÚNG MÌNH -Người nhận Nguyen Huu Cuong Số tài khoản:0541000172196 Ngân hàng:Vietcombank