Nỗ lực cả một đời, rốt cuộc là vì điều gì?
Câu hỏi rất hay, nhưng thực sự để hiểu được nó lại không phải là chuyện dễ dàng.
Rất nhiều người khi sa cơ lỡ vận, tới phút cuối đời mới chợt hiểu ra mình sống vì điều gì.
Câu hỏi cho vấn đề này, có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đang truy tìm đáp án.
1. Vợ (chồng) có phải là của bạn không? Không phải!
Vợ chồng dù ăn cùng mâm, ở cùng nhà, tối ngủ chung giường, có thể đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau.
Nhưng sau cùng cũng có lúc chia tay, có thể đồng sinh nhưng không thể đồng tử, trăm năm sống đến bạc đầu có nhau, tất cả cũng chỉ là mơ ước.
2. Con cái có phải là của bạn không? Không phải!
Bố mẹ và con cái tuy là có quan hệ huyết thống, nhưng đó cũng chỉ là mối quan hệ nhân quả.
Hiếu đạo, buồn phiền, bệnh tật, hy vọng, chăm sóc lẫn nhau v.v… những điều ấy tạo nên một gia đình vui vẻ., bất hạnh, hay khổ đau.
Đó là nhân quả nghiệp tương ưng, cùng sống dưới mái nhà một chùm nhân quả.
Nhưng sau cùng, khi bạn bước sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể tiễn bạn đi chứ không có khả năng đưa bạn trở lại.
3. Tiền tài có phải là của bạn không? Không phải!
Bạn ra sức, nỗ lực kiếm tiền, sau rồi lại nghĩ cách tiêu đi.
Cho dù tài khoản ngân hàng của bạn có bao nhiêu tiền, đó cũng chỉ là vật ngoài thân, sinh không đem đến tử không đem đi.
Bạn đến với thể gian bằng hai bàn tay trắng, vậy bạn ra đi cũng vậy thôi!
4. Nhà cửa, xe cộ có phải là của bạn không? Không phải!
Tuy bạn không ngừng nỗ lực để có được những thứ đó, nhưng khi bạn ra đi… tất cả trở về con số không, sang tay người khác dùng.
Có một ông Trưởng giả có bốn bà vợ, ông biết mình săp chết, ông cho gọi bà thứ tư lại và nói rằng: ta sắp chết, nàng có theo ta xuống mồ không?
Người vợ thứ tư quay ngắt đi KHÔNG. Đây là người vợ trẻ nhất của ông và bà luôn được ông cho đi nhưng nơi danh giá nhất, niềm tự hào của ông. Như một nhát dao, ông ôm lấy ngực và thiếp đi.
Lúc sau tỉnh dậy: ông cho gọi bà thứ ba đến và nói rằng: ta sắp chết, nàng có theo ta xuống mồ không?
Người vợ thứ ba, nhẹ nhàng nói KHÔNG ĐƯỢC ĐÂU, THIẾP CÒN TÁI GIÁ.
Người vợ thứ ba, tuy không được đi những nơi sang trọng như người vợ thứ tư, nhưng bà cũng được sắm sửa những thứ đắt tiền nhất, lộng lẫy và sang trọng nhất.
Ông cho gọi người vợ thứ hai đến và nói rằng: ta sắp chết, nàng có theo ta xuống mồ không?
Người vợ thứ hai, dịu dàng nói, vì tình nghĩa vợ chồng, thiếp sẽ đưa chàng đến mộ. đây là người vợ ông cũng yêu quý, những lúc khó khăn, thất bại ông đều về bên bà. Đó là tri kỷ.
Bỗng ông nghe thấy một giọng nói yếu ớt: Thiếp sẽ theo chàng xuống mồ, ông quay lại thì thấy bà vợ cả, gầy còm, ốm yếu, ông thấy xót xa, ân hận, cả đời ông đã chạy theo các sắc, danh, lợi thực, thùy, chính là các bà vợ mà quên mất bà vợ cả, vẫn lầm lũi theo ông suốt cuộc đời.
Vậy trong mỗi chúng ta đều có bốn bà vợ;
Bạn thử nghĩ xem có đúng không?
Bà vợ thứ tư là danh vọng của chúng ta; danh là ảo tưởng thôi.
Bà vợ thứ ba là nhà cửa, đồ đạc, tiền, vàng; thì tái giá thôi.
Bà vợ thứ hai chính là vợ con, bạn bè, họ hàng.
Bà vợ thứ nhất chính là nghiệp (nghiệp là gì???)
Nghiệp là cái thói quen của chúng ta. Nghĩa là một người khi mới sinh ra chưa biết nghiền thuốc, nghiện rượu đâu, nhưng mà lớn lên rồi gặp môi trường bạn bè hoặc ở trong nhà bán rượu, ban đầu nếm thử thấy cay đắng, hôi họ không có uống được nhưng lần chút, lần chút lần lần họ quen đi, tới chừng họ trở thành nghiền đi.
Mà đã trở thành Nghiền tức là trở thành Nghiệp rồi.
Vậy rốt cuộc điều gì mới là của bạn?
1. Thân thể
Thân thể có phải của bạn không?
cái gì để chứng minh bạn là bạn!
Mắt là bạn à, ồ không mắt đấy chứ!
Tay hay chân là bạn, cũng không bạn ạ, nó là tay chân, thân ư cũng vô nghĩa nếu không có mắt mũi và tay chân, chẳng có gì là của bạn? quần áo ư, mai thay bộ khác, vậy rốt cuộc cái gì là của bạn.
Chúng ta cứ thắc mắc con người sinh ra từ đâu và chết đi về đâu. Con người là thừa tự của nghiệp duyên hợp bao gồm: Thủy (nước), Thổ (đất), Hỏa (lửa), Phong (gió). Máu, nước tiểu, đờm dãi...(các loại dịch) gọi là Thủy. Thịt, xương, nội tạng là Thổ; Hỏa là nhiệt độ làm người bạn ấm, nóng...; hơi thở gọi là Gió. Nếu thiếu một trong 4 duyên hợp thì coi như là xong.
Thở ra chẳng hít vào là xong;
Thân thể mới trước sau không rời xa bạn, nó đồng hành cùng bạn từ lúc bắt đầu cho tới lúc bạn vĩnh biệt thế gian; chỉ có thân thể mới có thể bảo hộ cho bạn, làm tất cả vì bạn, mãi đến khi sức cùng lực tận.
Đừng phí công vô ích, bỏ tất cả sức khỏe khi còn trẻ để nỗ lực kiếm tiền, mong dành lấy một phần tiền khi về già, lại bỏ tất cả số tiền ấy để chữa bệnh.
xin đừng nghĩ rằng, con người trải qua bốn sự khổ đau của loài người sinh, lão, bệnh, tử, có sinh ắt có tử.
Nhưng đã có một vị Thánh đã làm chủ bốn sự khổ đau của loài người, đó là làm chủ sinh lão bệnh tử. Đó là đức Phật Thích Ca.
Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc đã làm, đã làm xong, không còn tái sinh, luân hồi nữa.
2. Sức khỏe
Thân thể khỏe mạnh thì cuộc sống của bạn mới có chất lượng, sinh mệnh mới được kéo dài.
Không có một cơ thể khỏe mạnh, đồng nghĩa với không có gì cả.
Cho nên chúng ta sống được một ngày, cũng là một ngày phúc phận, cần phải trân quý chính mình.
3. Tinh thần
Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh đổi sức khỏe để lấy vật ngoài thân.
Bi ai lớn nhất của đời người là dùng hạnh phúc để đổi lấy phiền não.
Lãng phí lớn nhất của đời người là dùng thời gian để giải quyết những phiền phức do chính mình tạo ra.
Và tất cả những điều này đều xuất phát từ ý nghĩ và tinh thần của bạn.
Bởi vậy, trên thế gian không có gì quý hơn một sức khỏe dồi dào và một tinh thần mạnh mẽ.
Bảo vệ chúng cũng chính là bảo vệ chính mình, hãy trân quý những gì bạn đang có.
Vậy bạn muốn có sức khỏe tốt, thân thể khỏe mạnh, tinh thần bình an, thì hãy biết ít muốn, biết đủ.
Hãy sống đạo đức của loài người: “sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh”.