SỐNG THUẬN HÒA VỚI TRỜI ĐẤT CÙNG BỐN NGUYÊN LÝ VỀ ĐẠO, ĐỨC, PHÚC, MỆNH
1. Đạo sinh bởi tĩnh.
Khi vạn vật đạt tới phồn thịnh cực đỉnh sẽ trở về với nguyên căn. Căn nguyên của của vạn vật chính là đạo. Đó cũng đồng thời là trạng thái tĩnh lặng. Vì thế, tĩnh lặng chính là trạng thái của đạo, cũng chính là nơi khởi sinh “đạo”.
Con người tu tâm cho bản thân gần gũi hơn với chân lý cũng chính là một quá trình đi tìm sự tĩnh lặng. Nhìn thấy sự vật nhưng không phán xét sự vật. Nhìn thấy cám dỗ nhưng không dao động. Nói “đạo sinh bởi tĩnh” chính là vì vậy
2. Đức sinh bởi khiêm.
Không có khiêm nhường thì không thể hấp thu thêm bất kỳ thứ gì. Không biết đưa mình xuống chỗ thấp để đón nhận vạn vật – như vậy mới thực sự là thấp.
“Đức” sinh bởi khiêm, bắt đầu từ khiêm. Người khiêm tốn thì tâm sẽ rộng, từ đó mà ôm chứa được vạn vật, cũng từ đó mà “đức dày”, cao cả.
3. Phúc sinh bởi kiệm.
“Cần kiệm” chính là nơi phúc khí bắt đầu. Sự nỗ lực và quyết liệt có thể là thành tố phát sinh tài lộc, nhưng đi cùng với tài lộc, nhu cầu của con người luôn là vô hạn. Chính vì thế, “kiệm” mới chính là nơi mà “phúc” khởi sinh.
Biết giữ sự “vừa đủ” cũng chính là biết làm cho lòng mình bình thản, hạnh phúc.
Vậy nên mới nói: “phúc” cũng từ “kiệm” mà ra.
4. Mệnh sinh bởi hòa.
Theo học thuyết của Đạo gia, Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng. Thái cực chính là vũ trụ sau khi phân chia. Từ thái cực sẽ tạo thành bốn mùa, điều hòa vạn vật.
Sự điều hòa tạo ra sự sống, hay nói cách khác là tạo ra sinh mệnh.
Mọi thứ của con người: mưu cầu, cảm xúc, đam mê… đều là vô hạn. Nhưng tất cả chỉ được bền lâu nếu con người biết “điều độ”.
Mệnh sinh bởi hòa, chính là vì vậy.
Blog Người trí thức - Chất liệu sống cho người trí thức.