Giọt Rừng
Tác giả : Mikhail Prisvin
Thể Loại : Tiểu Thuyết Nước Ngoài
Lượt xem : 3588
Vui lòng chọn định dạng file để tải hoặc đọc online.
EPUB MOBI PDF Đọc Online
Mikhail Prisvin là một trong những nhà văn Nga viết về thiên nhiên nổi tiếng nhất. K. Paustovski, tác giả Bông hồng vàng rất quen thuộc với độc giả Việt Nam đã viết về ông: “Nếu như thiên nhiên có thể cảm thấy sự biết ơn đối với con người vì con người đã đi sâu vào đời sống bí ẩn của thiên nhiên và ca ngợi vẻ đẹp của nó, thì trước hết sự biết ơn đó phải dành cho Mikhail Prisvin”.
Về M. Prisvin, xin đọc bài của K. Paustovski ở cuối sách, ở đây chỉ ghi lại mấy nét tiểu sử của nhà văn.
Mikhail Mikhailovitr Prisvin (Михаил Михайлович Пришвин) sinh ngày 4 tháng 2 năm 1873 tại trang ấp Khrusevo (Хрущево) gần thành phố Eles (Елец), tỉnh Orlovskaia (Орловская губерния), miền Trung nước Nga, trong một gia đình ban đầu khá sung túc nhờ thừa kế tài sản của ông nội giàu có nhưng sau bị phá sản vì người bố ham mê săn bắn, cờ bạc. Thuở nhỏ ông học ở trường trung học Eles nhưng bị đuổi học vì “xung đột với thầy giáo” – ông thầy này về sau cũng là một nhà văn khá nổi tiếng và trở thành bạn đồng chí hướng của Prisvin. Sau khi học qua các trường Trung học Tiumen, Cao đẳng Bách khoa Riga, năm 1902, ông tốt nghiệp kĩ sư Nông học Đại học Tổng hợp Leipzig (Đức), làm việc ở nhiều vùng nông thôn Nga, xuất bản một số cuốn sách và bài viết về nông nghiệp. Từ năm 1905, ông bắt đầu bước vào nghề báo chí, năm 1906 in truyện ngắn đầu tay Sasok (Сашок), từ đó M. Prisvin lần lượt cho ra đời những cuốn sách tạo nên tên tuổi của ông trong làng văn nước Nga như Ở xứ sở những con chim không sợ hãi (В краю непуганых птиц, 1907), Bên những bức tường của thành phố vô hình (У стен града невидимого, 1909), Adam và Eva (Адам и Ева, 1909), Aral đen (Черный Арал, 1910)... Năm 1912 - 1914, xuất bản bộ Tuyển tập tác phẩm đầu tiên của M. Prisvin gồm ba tập.
Trong thời gian Thế chiến thứ nhất, M. Prisvin làm phóng viên chiến tranh, sau đó làm nghề dạy học ở Smolensina (Смоленщина). Năm 1925, ông viết Những nguồn mạch Berendei (Родники Берендея) mà năm 1935, được bổ sung in lại với tên mới Lịch thiên nhiên (Календарь природы). Từ năm 1927 đến 1930, nhà văn xuất bản bộ mới Tuyển tập tác phẩm gồm bảy tập với lời giới thiệu của M. Gorki. 1933 là năm ra đời một trong những tác phẩm hay nhất của Prisvin Nhân sâm (Женьшень). Năm 1940, ông viết trường ca bằng văn xuôi Phaselia (Фацелия) và tập tiểu phẩm trữ tình – triết học Giọt rừng (Лесная капель), cả hai được xuất bản năm 1943. Sau Thế chiến II, những tác phẩm đáng chú ý của M. Prisvin có thể kể Kho mặt trời (Кладовая солнца, 1945), Câu chuyện của thời đại chúng ta (Повесть нашего времени, 1946), Rừng thông cao vút (Корабельная чаща, 1954), Đôi mắt của đất (Глаза земли, 1957), v. v…
Nhà văn qua đời ngày 16 tháng 1 năm 1954 tại Moskva.
Tên của ông được đặt cho nhiều đường phố ở các địa phương khác nhau của nước Nga.
Về M. Prisvin, xin đọc bài của K. Paustovski ở cuối sách, ở đây chỉ ghi lại mấy nét tiểu sử của nhà văn.
Mikhail Mikhailovitr Prisvin (Михаил Михайлович Пришвин) sinh ngày 4 tháng 2 năm 1873 tại trang ấp Khrusevo (Хрущево) gần thành phố Eles (Елец), tỉnh Orlovskaia (Орловская губерния), miền Trung nước Nga, trong một gia đình ban đầu khá sung túc nhờ thừa kế tài sản của ông nội giàu có nhưng sau bị phá sản vì người bố ham mê săn bắn, cờ bạc. Thuở nhỏ ông học ở trường trung học Eles nhưng bị đuổi học vì “xung đột với thầy giáo” – ông thầy này về sau cũng là một nhà văn khá nổi tiếng và trở thành bạn đồng chí hướng của Prisvin. Sau khi học qua các trường Trung học Tiumen, Cao đẳng Bách khoa Riga, năm 1902, ông tốt nghiệp kĩ sư Nông học Đại học Tổng hợp Leipzig (Đức), làm việc ở nhiều vùng nông thôn Nga, xuất bản một số cuốn sách và bài viết về nông nghiệp. Từ năm 1905, ông bắt đầu bước vào nghề báo chí, năm 1906 in truyện ngắn đầu tay Sasok (Сашок), từ đó M. Prisvin lần lượt cho ra đời những cuốn sách tạo nên tên tuổi của ông trong làng văn nước Nga như Ở xứ sở những con chim không sợ hãi (В краю непуганых птиц, 1907), Bên những bức tường của thành phố vô hình (У стен града невидимого, 1909), Adam và Eva (Адам и Ева, 1909), Aral đen (Черный Арал, 1910)... Năm 1912 - 1914, xuất bản bộ Tuyển tập tác phẩm đầu tiên của M. Prisvin gồm ba tập.
Trong thời gian Thế chiến thứ nhất, M. Prisvin làm phóng viên chiến tranh, sau đó làm nghề dạy học ở Smolensina (Смоленщина). Năm 1925, ông viết Những nguồn mạch Berendei (Родники Берендея) mà năm 1935, được bổ sung in lại với tên mới Lịch thiên nhiên (Календарь природы). Từ năm 1927 đến 1930, nhà văn xuất bản bộ mới Tuyển tập tác phẩm gồm bảy tập với lời giới thiệu của M. Gorki. 1933 là năm ra đời một trong những tác phẩm hay nhất của Prisvin Nhân sâm (Женьшень). Năm 1940, ông viết trường ca bằng văn xuôi Phaselia (Фацелия) và tập tiểu phẩm trữ tình – triết học Giọt rừng (Лесная капель), cả hai được xuất bản năm 1943. Sau Thế chiến II, những tác phẩm đáng chú ý của M. Prisvin có thể kể Kho mặt trời (Кладовая солнца, 1945), Câu chuyện của thời đại chúng ta (Повесть нашего времени, 1946), Rừng thông cao vút (Корабельная чаща, 1954), Đôi mắt của đất (Глаза земли, 1957), v. v…
Nhà văn qua đời ngày 16 tháng 1 năm 1954 tại Moskva.
Tên của ông được đặt cho nhiều đường phố ở các địa phương khác nhau của nước Nga.
-------------------------------------------
Thuở xưa khi còn là những đứa trẻ hiếu kì, chúng tôi thường hay đập vỡ đồ chơi của mình cũng như bất cứ thứ quà tặng nào, thậm chí cả đồng hồ, để biết được bên trong có những gì. Rồi ở trường, người ta cũng dạy chúng tôi cách ứng xử với thiên nhiên như thế: được dẫn ra ngoài cánh đồng, mỗi người hái một bông hoa rồi bứt cánh để đếm xem hoa có bao nhiêu cánh, bao nhiêu nhuỵ, đài hoa kết cấu ra sao v.v... Nói chung, sự thể xảy ra với bông hoa cũng hệt như với những đồ chơi thời thơ bé: hình dạng bị dập nát, xé nhỏ - và không còn cả bông hoa cũng chẳng còn cả đồ chơi nữa.
Còn bây giờ thì chúng tôi học thiên nhiên không chỉ không phá hỏng hình ảnh của bông hoa đá sống động(1) mà ngược lại còn làm giàu cho thiên nhiên những hình ảnh mang tính người của mình.
Chính tôi cũng đã học được điều đó trong quá trình ghi chép viết lách. Và thế là Giọt rừng của tôi ra đời như một trải nghiệm nghiên cứu đầy chất thơ cái thiên nhiên được hiểu trong sự hoà hợp với con người sống trong nó và tạo ra nó.
Còn bây giờ thì chúng tôi học thiên nhiên không chỉ không phá hỏng hình ảnh của bông hoa đá sống động(1) mà ngược lại còn làm giàu cho thiên nhiên những hình ảnh mang tính người của mình.
Chính tôi cũng đã học được điều đó trong quá trình ghi chép viết lách. Và thế là Giọt rừng của tôi ra đời như một trải nghiệm nghiên cứu đầy chất thơ cái thiên nhiên được hiểu trong sự hoà hợp với con người sống trong nó và tạo ra nó.
Mikhail Prisvin