Vách là cấu kiện chịu lực theo phương ngang và phương thẳng đứng, làm tăng độ cứng theo phương ngang của công trình. Vách thường códạng tấm phẳng mỏng....
Link tải File : Tại đây
Các cách bố trí Vách BTCT
• Nếu công trình không đối xứng thì nên bố trí vách cứng xa tâm công trình để tăng khả năng chống xoắn của công trình;
• Nếu bố trí ngoài biên thì sẽ tăng khả năng chống xoắn nhưng sẽ chịu ảnh hưởng của biến dạng nhiệt và co ngót (khi nhà dài). Tùy điều kiện để bố trí vách cứng hợp lý nhất;
• Các vách cứng nên được tổ hợp thành lõi cứng để tăng độ cứng ngang cũng như độ cứng chống xoắn của công trình;
Lưu ý:
• Chiều dày vách đổ toàn khối không chọn nhỏ hơn 200mm và không nhỏ hơn 1/20 chiều cao tầng;
• Vách cứng theo phương dọc cần bố trí ở khoảng giữa đơn nguyên nhà. Khi chiều dọc nhà khá dài thì không nên bố trí tập trung vách ở 2 đầu hồi nhà để giảm bớt ảnh hưởng của biến dạng nhiệt và co ngót bê tông trong quá trình thi công;
• Vách cứng theo phương dọc nhà có thể bố trí thành nhóm chữ l, T, I và hết sức tránh cách vách không vuông;
• Vách cứng theo phương dọc nhà có thể được chia thành nhiều đoạn độc lập được liên kết với nhau bằng hệ dầm lanh tô trên ô cửa có chiều cao lớn;
Các lỗ cửa trên các vách cần bố trí đều đặn và thẳng hàng từ trên xuống dưới không bố trí lệch nhau.
Hôm này mình sẽ chia sẻ cho các bạn file excel tính vách cứng theo tiêu chuẩn ACI - 318
Giao diện file excel tính vách cứng theo tiêu chuẩn ACI - 318
Link tải File : Tại đây
Chúc các bạn thành công !