Đời Callboy
Tác giả : Nguyễn Ngọc Thạch
Thể Loại : Văn Học Việt Nam
Lượt xem : 4763
Vui lòng chọn định dạng file để tải hoặc đọc online.
EPUB MOBI PDF Đọc Online
Đời Callboy có những đoạn trần trụi khiến người ta hoài nghi về độ thật của nó và tự hỏi: “Xã hội thực sự là thế ư?”, nhưng nếu một lần tận mắt chứng kiến những gì đang xảy ra, mọi người sẽ hiểu rằng “Đời Callboy” của Nguyễn Ngọc Thạch đã đi đến được những góc khuất nhất của “nghề nghiệp” bị người đời coi khinh này.
Callboy, những người thanh niên dùng thân xác đổi lấy đồng tiền, vẫn tồn tại trong thế giới bóng tối…
Đồng tính – cũng không còn là một chủ đề mới của văn đàn, nhưng đa phần chỉ là những tác phẩm được chấp bút ghi lại theo lời kể của một nhân vật có thật. Tuy nhiên nếu một “người trong cuộc” tự viết về chính mình thì mọi việc sẽ khác hẳn.
Hãy đọc “Đời Callboy” của Nguyễn Ngọc Thạch để hiểu hơn về thế giới những người đàn ông yêu nhau nhưng bị chi phối mãnh liệt bởi đồng tiền và tình dục. Và để hiểu hơn rằng, giới tính không phải là thứ quyết định nhân cách sống của bạn.
“Đôi khi tôi nghĩ, mình có duyên với “đĩ”.
Callboy, những người thanh niên dùng thân xác đổi lấy đồng tiền, vẫn tồn tại trong thế giới bóng tối…
Đồng tính – cũng không còn là một chủ đề mới của văn đàn, nhưng đa phần chỉ là những tác phẩm được chấp bút ghi lại theo lời kể của một nhân vật có thật. Tuy nhiên nếu một “người trong cuộc” tự viết về chính mình thì mọi việc sẽ khác hẳn.
Hãy đọc “Đời Callboy” của Nguyễn Ngọc Thạch để hiểu hơn về thế giới những người đàn ông yêu nhau nhưng bị chi phối mãnh liệt bởi đồng tiền và tình dục. Và để hiểu hơn rằng, giới tính không phải là thứ quyết định nhân cách sống của bạn.
“Đôi khi tôi nghĩ, mình có duyên với “đĩ”.
Người ta nói, “đừng nghe đĩ kể chuyện, đừng nghe nghiện trình bày”, nhưng tôi vẫn nghe và tôi ghi lại chúng với độ chân thật nhất mình có thể rồi giới thiệu đến mọi người, để các bạn đọc và tự đánh giá xem, câu chuyện của một thằng con trai làm callboy có thể làm bạn dừng lại và suy nghĩ về cuộc đời mà mình đang sống trong đó không.” (Lời tác giả)